Các loại khai thác crypto rất đa dạng, mỗi loại sử dụng một thuật toán đồng thuận riêng để xác minh giao dịch. Hiện nay, hai loại phổ biến nhất là Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS), mỗi loại có cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khác nhau.
Các loại khai thác crypto phổ biến hiện nay là loại nào?
Hiện tại trên thế giới có khá nhiều loại hình đào crypto chất lượng. Nhưng đây là 2 trong những loại khai thác crypto chuẩn nhất mà được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Proof of Work (PoW)
PoW là thuật toán đồng thuận đầu tiên được dùng trong khai thác crypto, nổi tiếng với Bitcoin. Trong PoW, thợ đào phải giải những bài toán phức tạp để tìm ra một mã hash phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
Quá trình này cần nhiều năng lượng. “Thợ đào crypto” nào tìm ra mã hash trước sẽ được quyền xác nhận khối giao dịch và nhận phần thưởng.
Ưu điểm:
- Tính bảo mật cao do độ khó của bài toán.
- Tính phi tập trung cao do bất kỳ ai có đủ sức mạnh tính toán đều có thể tham gia.
Nhược điểm:
- Tiêu tốn nhiều năng lượng (Điện, hao tổn thiết bị), phần nào đó ảnh hưởng đến môi trường.
- Tốc độ xử lý giao dịch chậm.
- Dễ dẫn đến tình trạng tập trung quyền lực vào tay những người có nhiều tài nguyên.
Proof of Stake (PoS)
Proof of Stake (PoS) là thuật toán đồng thuận thay thế PoW. Trong PoS, người xác nhận giao dịch (validator) không cần giải toán mà chỉ cần “khóa” (stake) một lượng tiền điện tử để tham gia. Khả năng được chọn xác nhận khối giao dịch tỷ lệ thuận với lượng tiền điện tử đã stake.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm năng lượng hơn PoW.
- Xử lý giao dịch nhanh hơn thuật toán PoW.
- Ít tập trung quyền lực hơn.
Nhược điểm:
- Tính bảo mật có thể không cao bằng PoW.
- Có thể tạo ra rào cản gia nhập đối với những người không có nhiều tiền điện tử để stake.
Các loại khai thác crypto khác
Ngoài 2 loại khai thác crypto phổ biến đã kể trên thì thế giới còn nhiều loại chất lượng khác. Dưới đây Mê Crypto đưa đến cho bạn một số thông tin về chúng.
Delegated Proof of Stake (DPoS)
Trong DPoS, người nắm giữ token sẽ bỏ phiếu để bầu ra các đại biểu (delegate) chịu trách nhiệm xác nhận giao dịch và duy trì mạng lưới. Các đại biểu này được thưởng bằng tiền điện tử và có thể bị thay thế nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
- Ưu điểm: Tốc độ xử lý giao dịch rất nhanh, có thể mở rộng quy mô dễ dàng, tính phi tập trung cao hơn PoS.
- Nhược điểm: Có thể dẫn đến tình trạng tập trung quyền lực vào tay một số ít đại biểu, rủi ro bảo mật nếu các đại biểu bị tấn công.
- Một số mạng lưới đang sử dụng thuật toán DPoS như EOS, Tron, Steemit…
Proof of Authority (PoA)
PoA hoạt động bằng cách trao quyền xác nhận giao dịch cho một số ít người dùng hay tổ chức được lựa chọn trước (validator). Để trở thành validator, người dùng phải chứng minh được danh tính và uy tín của mình để được tham gia vào mạng lưới.
- Ưu điểm: Tốc độ xử lý giao dịch cực kỳ nhanh, tiết kiệm năng lượng.
- Nhược điểm: Tính phi tập trung thấp, rủi ro tập trung quyền lực vào tay một số ít người.
- Một số mạng lưới đang sử dụng thuận toán PoA như VeChain, POA Network.
Proof of Capacity (PoC)
Trong PoC, thợ đào khai thác crypto sử dụng không gian trống trên ổ cứng để lưu trữ các “plot” (tập tin dữ liệu). Khả năng được chọn để xác nhận khối giao dịch tỷ lệ thuận với dung lượng lưu trữ mà thợ đào đã sử dụng.
- Ưu điểm: Tiết kiệm năng lượng hơn PoW và không yêu cầu phần cứng chuyên dụng.
- Nhược điểm: Ít phổ biến hơn các loại hình khác, có thể dẫn đến tình trạng tập trung quyền lực vào tay những người có nhiều dung lượng lưu trữ.
- Một số mạng lưới đang sử dụng thuật toán PoC như Burstcoin, Chia.
Proof of Burn (PoB)
Nguyên lý hoạt động của PoB là thợ đào phải “đốt” (gửi tiền điện tử đến một địa chỉ không thể khôi phục) một lượng tiền điện tử để có quyền tham gia vào quá trình xác nhận giao dịch. Khả năng được chọn tỷ lệ thuận với số lượng tiền điện tử đã bị đốt.
- Ưu điểm: Tính bảo mật cao, khuyến khích thợ đào giữ tiền điện tử lâu dài.
- Nhược điểm: Gây lãng phí tài nguyên, có thể tạo rào cản gia nhập đối với những người không có nhiều tiền điện tử để đốt.
- Một số mạng lưới đang sử dụng thuật toán PoB như Slimcoin.
Proof of History (PoH)
PoH là một thuật toán mới được phát triển bởi Solana. Nó sử dụng một hàm băm (hash) để tạo ra một chuỗi các sự kiện có thể xác minh được, giúp xác định thứ tự của các giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Ưu điểm: Tốc độ xử lý giao dịch nhanh và có khả năng mở rộng quy mô lớn.
- Nhược điểm: Còn khá mới, chưa được kiểm chứng rộng rãi.
- Một số mạng lưới đang sử dụng thuật toán PoH như Solana.
Xem thêm: Khai thác crypto là gì? 3 loại hình khai thác crypto
Nhóm khai thác Crypto (Mining Pools)
Mining pool là một nhóm thợ đào cùng nhau khai thác crypto để tăng cơ hội tìm ra khối giao dịch và nhận phần thưởng. Phần thưởng sau đó sẽ được chia sẻ cho các thành viên trong nhóm theo tỷ lệ đóng góp của họ.
Lợi ích:
- Thêm khoản thu nhập ổn định.
- Giảm thiểu rủi ro khi khai thác một mình.
- Tiết kiệm tài nguyên (điện, hao mòn thiết bị,…)
Rủi ro:
- Phí tham gia mining pool.
- Rủi ro mất tiền nếu mining pool không uy tín.
Tổng kết
Các loại khai thác crypto tương ứng với các thuật toán khác nhau đều có những ưu nhược điểm riêng. Tìm hiểu và tham gia nhóm khai thác crypto giúp thợ đào tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực nhiều hứa hẹn như crypto.